Triệu chứng đau dạ dày
Triệu chứng đau dạ dày khác nhau giữa các cá nhân, có người đau nhiều, có bệnh nhân đau ít và kiểu đau đôi khi cũng rất khác. Triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh đau dạ dày bao gồm:
– Đau vùng thượng vị (vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít). Các cơn đau dạ dày thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ, đau thường diễn ra khi quá đói hoặc quá no.
– Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.
– Nôn và buồn nôn
– Ợ hơi, ợ chua.
– Nôn ra máu, đi tiêu phân đen.
– Không có cảm giác ăn ngon miệng.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
– Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Theo thống kê, 80% người bệnh bị loét dạ dày là do sự ảnh hưởng của vi khuẩn HP, trong đó 25% người dương tính với vi khuẩn HP nhưng chưa bị loét dạ dày cho đến khi gặp môi trường sinh trưởng tốt như hút thuốc lá, rượu bia nhiều…
– Lạm dụng thuốc Tây: kháng sinh liều cao cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi cho dạ dày. Không những thế, thuốc giảm đau cũng góp phần làm giảm lượng chất nhầy bảo vệ dạ dày.
– Stress: làm gia tăng tình trạng co bóp ở dạ dày, kích thích tăng tiết acid dịch vị, làm mất cân bằng độ PH cũng như bào mòn niêm mạc dạ dày.
– Thuốc lá, bia rượu, chất kích thích: Nicotine trong thuốc lá làm tăng bài tiết acid dạ dày, đồng thời làm cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào. Bên cạnh đó, nồng độ cồn cao có trong bia rượu lại góp phần phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, làm giảm chức năng hấp thu các chất đồng thời góp phần bào mòn dạ dày…
– Thói quen sinh hoạt: ăn quá no hoặc để bụng quá đói, vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi, ăn quá khuya, sử dụng thực phẩm bẩn… cũng khiến dạ dày phải làm việc quá mức, dễ dẫn đến tổn thương dạ dày.
Làm thế nào để xác định bệnh đau dạ dày?
Để chẩn đoán bệnh đau dạ dày các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, dựa vào các dấu hiệu, triệu chứng để xác định bệnh. Đặc biệt, để chẩn đoán chính xác có thể các bác sĩ sẽ chỉ định nội soi dạ dày. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đưa vào qua đường miệng hoặc đường mũi (nội soi qua đường mũi). Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong dạy dày. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh dạ dày như thế nào?
Mỗi mức độ bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
Viêm loét dạ dày:
– Thuốc kháng acid để làm giảm nồng độ acid trong dạ dày (như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2).
– Thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
– Chế độ ăn: người bệnh cần hạn chế thức ăn cay, nóng, các thức ăn có thế gây dị ứng như lactose từ sữa hoặc gluten từ bánh mì. Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá.
– Cải thiện chất lượng cuộc sống, giữ tinh thần lạc quan, giảm lo âu, tránh stress.
Ung thư dạ dày:
– Ung thư dạ dày sớm: Có thể cắt bớt niêm mạc dạ dày qua nội soi.
– Ung thư dạ dày tiến triển: Phẫu thuật.
Ưu điểm khi khám và điều trị bệnh đau dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc
Hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai, khi khám và điều trị bệnh dạ dày tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh sẽ được:
- Thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, đã từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn như: Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nội tiêu hóa Phạm Thị Bình – Nguyên Trưởng khoa TDCN Bệnh viện Bạch Mai; Bác sĩ Chuyên khoa II. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E.
- Trang thiết bị hiện đại, tân tiến, không ngừng cập nhất công nghệ mới nhất giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý.
- Dịch vụ chăm sóc chu đáo, tận tình
- Chi phí hợp lý, thanh toán Bảo hiểm y tế
- Đặt lịch nhanh chóng, hạn chế thời gian chờ đợi
Cần làm gì để phòng tránh bệnh đau dạ dày?
Để phòng tránh bệnh đau dạ dày bạn cần thực hiện những lưu ý sau:
- Cần đảm bảo ăn uống vệ sih, rửa chân tay sạch sẽ trước khi ăn nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây viêm dạ dày.
- Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế gánh nặng cho dạ dày.
- Ăn uống điều độ, đúng giờ: Việc ăn uống điều độ, có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
- Hạn chế thực phẩm chiên rán, đồ sống, lạnh, thực phẩm nhiều axit,…
- Hạn chế các đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích,…
tôi muốn dùng sản phẩm