Hen suyễn là tên gọi dân gian của hen phế quản. Đây là bệnh lý hô hấp mãn tính có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh xảy ra do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên, liên quan đến các yếu tố di truyền và các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bệnh Hen suyễn
Nguyên nhân hen suyễn hiện nay chưa được thực sự hiểu rõ. Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng. Phản ứng của cơ thể trước các yếu tố khởi phát dẫn đến các bất thường ở đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản
Yếu tố dị nguyên gây hen rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng bệnh nhân, bao gồm:
– Nhiễm khuẩn hô hấp trên do vi khuẩn, virus
– Không khí lạnh
– Bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong không khí
– Mạt nhà
– Xúc cảm mạnh, stress

Bệnh hen suyễn xảy ra do nhiều nguyên nhân
– Tập luyện thể lực
– Một số loại thuốc như: ức chế beta, aspirin, ibuprofen, naproxen
– Một số loại thức ăn và nước uống cụ thể như: tôm, khoai tây chế biến sẵn, trái cây sấy khô, bia, rượu
– Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Triệu chứng bệnh Hen suyễn
Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.
Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:
- Thở nhanh, thở dốc
- Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.
- Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
- Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.

Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
- Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng
- Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
- Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.

Người bệnh cần sớm nhân biết dấu hiệu để điều trị kịp thời
Người mắc bệnh hen suyễn hoàn toàn có thể dự phòng các cơn hen phế quản bằng các cách sau:
– Nhận diện các dấu hiệu báo trước của một cơn hen ho, thở dốc hay thở rít
– Điều trị các cơn hen phế quản càng sớm càng tốt, giúp dự phòng các đợt cấp tiến triển nặng nề hơn
– Tuân thủ việc điều trị. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
– Tái khám theo hẹn, đảm bảo tuân theo kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hen mà bác sĩ đề ra.
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – Địa chỉ thăm khám sức khoẻ tin cậy của hàng triệu người dân:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm
- Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu 100%
- Quy trình thăm khám khoa học, hợp lý và nhanh chóng
- Chi phí thăm khám tiết kiệm
- Không gian rộng rãi, thoáng mát và sang trọng

Đến với Bệnh viện Thu Cúc, người đi thăm khám sẽ được tư vấn tận tình bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn
Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn miễn phí các gói khám sức khoẻ phù hợp tại Bệnh viện Thu Cúc!