Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ không nên chủ quan vì nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi dẫn đến tử vong…
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, đầu gối, mông, miệng. Đây là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, phân của người bệnh. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu như không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ gồm:
-Sốt nhẹ
-Mệt mỏi
-Chán ăn
-Đau họng
-Đau bụng
-Nổi ban đỏ ở mông, lòng ban chân, bàn tay, gối…
-Loét miệng…
>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nên ăn gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể gây ra biếng chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Do đó, chúng ta không nên chủ quan và xem nhẹ căn bệnh này. Khi trẻ mắc bệnh cần cho trẻ đi khám, thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi trẻ kỹ lưỡng.
Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Độ 1: Có thể chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng phải theo dõi thường xuyên và nếu thấy có biểu hiện bất thường cần đưa đi bệnh viện càng sớm càng tốt.
Độ 2A: Cần được nhập viện để theo dõi, để tránh những biến chứng nguy hiểm. Lúc này bé có biểu hiện rung giật cơ.
Độ 2B: Bé sẽ phải truyền gama globulil (thuốc đặc hiệu ngăn chặn biến chứng tim mạch).
Độ 3: Vừa truyền gama globumin vừa theo dõi liên tục. Ở độ này, bé sẽ bị yếu liệt chân tay, co giật, hôn mê.
Độ 4: Bé bị suy hô hấp, trụy mạch, nguy hiểm đến tính mạng; bắt buộc phải lọc máu nếu không tính mạng của trẻ sẽ bị đe dọa
>> Đọc thêm: Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn những gì?
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
-Khi có những dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị sớm, đúng phương pháp, tránh những biến chứng xấu cho trẻ.
-Cha mẹ nên chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà, giữ gìn vệ sinh thân thể, răng miệng tốt cho trẻ.
-Cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn. Tăng cường cho trẻ uống nước, nước hoa quả để bổ sung vitamin làm tăng sức đề kháng của trẻ.
-Khi trẻ bị bệnh cần cách ly trẻ tại nhà riêng, không cho trẻ tiếp xúc với người khác.
-Vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn đồ dùng cá nhân, đồ chơi, quần áo của trẻ…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.
>> Bài viết xem thêm: Trẻ bị sốt virus nên ăn gì?