Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách giúp ích cho việc điều trị, hồi phục và ngăn ngừa những biến chứng xấu từ căn bệnh này. Bài viết dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, dễ lây lan và bùng phát thành dịch bệnh. Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt phỏng nước, nước bọt, dịch từ miệng của trẻ…
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng gồm:
-Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng nhiều và biếng ăn hơn.
-Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc.
-Bỏ bú.
-Xuất hiện những vết loét đỏ ở khoang miệng, vòm họng, môi trọng, lợi, lưỡi.
-Nổi những ban đỏ ở lòng bàn chân, bàn tay, gối, mông
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ sốt trên 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Bệnh tay chân miệng diễn tiến rất nhanh. Trường hợp có biến chứng sẽ khiến bệnh trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh… Nguy hiểm hơn, bệnh tay chân miệng có thể biến chứng gây viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ sốt trên 39 độ C và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì, thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Như đã nói ở trên, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, hạn chế được các biến chứng xấu của bệnh. Dưới đây là những lưu ý trong cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng:
-Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần chủ động đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
-Cách ly trẻ tại nhà riêng và thông báo cho địa phương biết để có biện pháp khử khuẩn môi trường, hạn chế lây lan thành dịch.
-Trẻ có thể được chăm sóc, điều trị tại nhà nếu mắc bệnh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi và cho trẻ tái khám theo hẹn của bác sĩ. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt.
-Cho trẻ ăn uống đầy đủ và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Thức ăn của trẻ nên mềm, lỏng, dễ nuối tránh những thức ăn thô cứng, cay nóng, mặn vì có thể khiến vết loét ở miệng thêm trầm trọng.

Thức ăn của trẻ nên mềm, lỏng, dễ nuối tránh những thức ăn thô cứng, cay nóng, mặn vì có thể khiến vết loét ở miệng thêm trầm trọng.
-Cho trẻ uống nhiều nước đặc biệt là nước trái cây để bổ sung vitamin giúp sức đề kháng của trẻ tốt hơn.
-Tắm rửa cho trẻ hằng ngày. Tuyệt đối không được kiêng tắm vì sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn).
-Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
-Cho trẻ ăn thêm sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.