Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Mục Lục
Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày (pepsin, HCL, dịch mật…) trào ngược lên thực quản, gây nên các tổn thương tại thực quản, hầu, họng. Vì biến chứng đầu tiên và gặp ở hầu hết người bệnh là viêm thực quản nên bệnh còn có tên gọi khác là viêm thực quản trào ngược.
Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản được cho là liên quan đến sự đóng mở bất thường của cơ vòng thực quản dưới (cơ dưới cùng của thực quản). Tổ chức này có chức năng như cái van ở chỗ nối giữa thực quản và dạ dày. Ở những người bị trào ngươc dạ dày thực quản thì van này hoạt động không bình thường, áp lực đóng yếu hơn bình thường, van mở vào những thời điểm không phù hợp làm cho các chất chứa trong dạ dày dễ dàng đi ngược vào thực quản.
Bên cạnh lý do cơ vòng thực quản dưới có bất thường, còn có các yếu tố khác làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản như béo phì, đang mang thai, hút thuốc lá…
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng rất đa dạng, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Sau đây là những triệu chứng điển hình thường gặp nhất:
- Ợ hơi: người bệnh thường có cảm giác nóng rát từ thượng vị lên dọc đằng sau xương ức, đôi khi lan đến vùng hạ họng hoặc lên tận mang tai, có vị chua ở trong miệng. Triệu chứng này thường tăng khi người bệnh ăn no, uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi cúi gập người về phía trước hay khi nằm nghỉ.
- Buồn nôn và nôn: người bệnh dễ buồn nôn, hay có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt ở cổ. Đặc biệt nếu những cơn buồn nôn diễn ra ngay sau hoặc trong khi ăn, khả năng lớn là do trào ngược dạ dày thực quản.
- Đau tức ngực: đây là triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch. Ở trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay. Thực chất của cảm giác đau này không phải là do tim mà là đau ở đoạn thực quản phần chạy qua ngực.
- Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như đau họng, khàn tiếng, hơi thở hôi, nấc cụt, thở khò khè, khó thở…
Làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?
Khi có các triệu chứng nghi ngờ bị trào ngược dạ dày thực quản, nên nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Trào ngược dạ dày thực quản dễ gây ra viêm loét thực quản, nếu để nặng và kéo dài sẽ chuyển thành hẹp thực quản. Viêm loét thực quản cũng có thể gây chảy máu.
Nguy hiểm hơn niêm mạc thực quản có thể bị biến đổi như niêm mạc ruột (gọi là Barret thực quản). Đây là một tổn thương tiền ung thư, có thể chuyển thành ung thư, gây đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Khám bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, trước hết bác sĩ sẽ hỏi về những triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như tiền sử bệnh lý. Nếu người bệnh có các triệu chứng điển hình và không có dấu hiệu báo động của bệnh lý nghiêm trọng như là nuốt khó, nuốt đau, sụt cân, chán ăn, chảy máu đường tiêu hóa; triệu chứng mới xuất hiện gần đây ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi) thì người bệnh sẽ được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản và tiến hành điều trị.
Nếu việc điều trị không hiệu quả và người bệnh có thêm những triệu chứng khác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để xác định nguyên nhân như nội soi thực quản dạ dày, đo áp lực cơ vòng thực quản dưới, đo pH thực quản…
Chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
Thay đổi lối sống
Những điều chỉnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày giúp làm giảm triệu chứng đồng thời ngăn chặn tiến triển của bệnh. Người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:
- Kiêng rượu bia, cà phê, đồ uống có gas
- Không hút thuốc lá.
- Tránh xa các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua, có tính axit như nước chanh, nước cam…
- Không ăn quá no, nên chia nhiều thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa chính.
- Không ăn tối quá muộn, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân.
- Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì.
Sử dụng thuốc
Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc tăng cường chức năng co thắt thực quản, thuốc làm dạ dày mau trống, thuốc làm giảm axit dạ dày và kháng axit dạ dày…
Nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức và thời gian. Không nên tự ý mua thuốc uống khi chưa thăm khám với bác sĩ chuyên khoa.

Trong trường hợp điều chỉnh lối sống không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhất định.
Phẫu thuật
Những trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu chứng kéo dài dai dẳng có thể xem xét phẫu thuật. Hiện có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở đâu?
Khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) là lựa chọn của nhiều người bệnh hiện nay.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu hóa cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác, tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Bác sĩ sẽ luôn theo sát bạn trong suốt quá trình điều trị, hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày để nhanh khỏi bệnh.
Bệnh viện Thu Cúc cũng áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ giúp người bệnh an tâm điều trị, không cần quá lo lắng về vấn đề chi phí.
Tất cả những gì bạn cần làm là nhấc máy lên và gọi tới 1900 5588 96 để được tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám nhanh chóng.