Phòng bệnh thoái hóa khớp
Có thể giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp nhờ các biện pháp dưới đây:
Duy trì trọng lượng hợp lý
Theo Webmd.com, thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Dữ liệu từ Khảo sát kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ (NHANES) cho thấy phụ nữ béo phì có khả năng bị viêm xương khớp trong đó có thoái hóa khớp cao gần gấp bốn lần so với phụ nữ bình thường. Ở nam giới, con số này là gần 5 lần.
Giảm cân ít nhất 5% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm tải trọng ở đầu gối, hông và lưng dưới. Với những bệnh nhân thoái hóa khớp, giảm cân có thể giúp cải thiện các triệu chứng.

Trọng lượng cơ thể càng lớn, sức nặng đè lên khớp càng cao
Chăm chỉ vận động
Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
Hạn chế chấn thương
Bị chấn thương khớp khi còn trẻ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp đó khi về già. Một nghiên cứu dài hạn trên 1.321 sinh viên tốt nghiệp trường Y khoa Johns Hopkins cho thấy những người bị chấn thương đầu gối ở tuổi thiếu niên hoặc thanh niên có khả năng bị thoái hóa khớp ở đầu gối cao gấp 3 lần so với những người không bị chấn thương. Những người bị thương ở đầu gối khi trưởng thành có nguy cơ thoái hóa khớp cao gấp năm lần.
Tránh căng thẳng
Cần sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

Nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động
Giữ cơ thể luôn thẳng
Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Luôn giữ tư thế cơ thể thẳng để có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe tổng quát nói chung và cơ xương khớp nói riêng là rất cần thiết, đặc biệt sau tuổi 40. Đừng đợi có dấu hiệu bất thường mới đi khám.
Chữa bệnh thoái hóa khớp
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cho bệnh nhân thoái hóa khớp là phương pháp chữa trị, dùng các yếu tố vật lý: cơ học, nhiệt, điện, sóng, từ trường… áp dụng cho từng bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của chuyên gia trị liệu nhằm hồi phục thể chất ,tinh thần, cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật cũng như tăng cường sức khỏe toàn diện.
Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giảm đau
- Thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau
- Thuốc chondroitin, glucosamine
Tiêm acid hyaluronic
Tiêm axit hyaluronic giúp giảm đau trong thời gian dài bằng cách cung cấp chất nhờn cho khớp. Hyaluronic acid tương tự như một thành phần thường được tìm thấy trong dịch khớp. Phương pháp này rất hiệu quả, không có tác dụng phụ.
Phẫu thuật thay khớp
Nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp. Trong phẫu thuật thay khớp (arthroplasty), bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các bề mặt khớp bị hư hỏng của khớp và thay thế chúng bằng các bộ phận bằng nhựa và kim loại. Biến chứng của phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng và tụ máu đông. Các khớp nhân tạo cũng có thể bị mòn hoặc lỏng ra và có thể cần phải được thay thế.