Viêm amidan là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Cắt amidan là phương pháp chữa trị hiệu quả khi amidan tiến triển mạnh với tần suất lớn. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào bị viêm cũng cần cắt bỏ amidan. Vậy chỉ định cắt bỏ amidan khi nào?
>> Đọc thêm: Sau khi cắt amidan nên kiêng gì?
Tìm hiểu chung về viêm amidan
Amidan là tổ chức lympho có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc virus qua đường mũi và đường miệng. Amidan cũng giúp sản xuất kháng thể IgG đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Trong độ tuổi 4 – 10, amidan hoạt động mạnh và đến giai đoạn dậy thì, mức độ miễn dịch giảm và hoạt động không như trước.

Amidan là tổ chức lympho có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn hoặc virus qua đường mũi và đường miệng.
Viêm amidan xuất phát từ nguyên nhân vi khuẩn tấn công mạnh vào mũi họng, vượt quá khả năng chống đỡ sẽ khiến amidan bị sưng, đỏ. Sau amidan tiêu diệt vi khuẩn thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, các mô hoạt tử thành những cục mủ hôi rơi ra khỏi amidan.
Amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống đỡ lại vi khuẩn cũng yếu đi từ chính các ổ viêm bên trong amidan tiếp tục là nơi khiến cho vi khuẩn bùng phát thành các đợt viêm vùng họng. Bệnh viêm amidan thường xảy ra ở trẻ em và chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn.
>> Tìm hiểu thêm: Cắt amidan đau không?
Chỉ định cắt amidan khi nào?
Không phải bất cứ trường hợp viêm amidan nào cũng chủ định cắt bỏ. Cắt amidan chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ hoặc trong các trường hợp sau:
Viêm amidan cấp tính kéo dài hơn 1 tuần và một năm tái phát từ 4 – 6 lần.
Viêm amidan gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp, thấp tim, viêm xoang, viêm tai giữa…
Amidan sưng to, viêm nhiễm nặng, viêm có mủ và gây chèn ép đường thở….
Amidan có kích thước quá lớn, gây khó thở, cản trở ăn uống… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nghi ngờ ung thư amidan khi amidan chỉ sưng to một bên kèm sưng hạch cổ.
Các trường hợp không được cắt amidan
Có một số trường hợp người bệnh viêm amidan đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe, mắc các bệnh nguy hiểm thì không được phép cắt amidan, cụ thể:
Người già trên 50 tuổi
Người bệnh mắc các bệnh rối loạn huyến áp, suy tim, đông máu, dễ chảy máu…
Phũ nữ mang thai, cho con bú, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Người mắc bệnh giang mai, AIDS, tiểu đường.
Bị đồng thời viêm nhiễm cấp tính tại vùng xung quanh amidan như mũi, xoang…
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin chỉ định cắt amidan khi nào. Nếu còn thắc gì về vấn đề sức khỏe, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp.
>> Xem thêm bài viết: Khám tai mũi họng tại bệnh viện Thu Cúc