Bị trào ngược dạ dày – thực quản phải làm sao?
Điều cần làm ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị trào ngược dạ dày – thực quản là tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị cụ thể.
- Ở trẻ em, dấu hiệu của trào ngược dạ dày – thực quản là nôn trớ, chất nôn có mùi chua của dịch dạ dày. Ít gặp hơn là triệu chứng khò khè, bé biếng ăn, chậm lớn, viêm phổi.
- Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành, dấu hiệu điển hình là ợ nóng, có vị chua ở họng, nóng rát hoặc đau ở ngực, cảm giác thức ăn bị kẹt lại khi nuốt. Các triệu chứng khác như đau, khàn họng vào buổi sáng, đau rát ở ngực, hơi thở hôi. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn hoặc vào ban đêm.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy thăm khám và thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý phù hợp nhất.
Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày- thực quản tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Hiện tại có 3 phương pháp đang được áp dụng rộng rãi.
Thay đổi lối sống
Một trong những cách hiệu quả và đơn giản nhất để ngăn chặn, giảm bớt sự khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể tham khảo:

Về chế độ ăn uống, người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản cần tránh xa những loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu…
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính.
- Tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay, nước có gas, các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia.
- Không hút thuốc lá.
- Kê cao gối khi ngủ.
- Không ăn muộn vào buổi tối, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn.
- Không mặc quần áo quá bó sát hoặc thắt lưng quá chặt.
- Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, cố gắng giảm cân bằng cách duy trì một chế độ ăn uống và luyện tập đúng cách.
Điều trị bằng thuốc
Trong trường hợp các thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày – thực quản là thuốc tăng cường co thắt cơ vòng thực quản, thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc kháng axit dạ dày…
Người bệnh cần uống đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngừng uống thuốc.

Việc dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản cần có chỉ định rõ ràng từ bác sĩ chuyên khoa.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp viêm loét thực quản nặng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, có kèm theo thoát vị qua khe thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản có biến chứng.
Chữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở đâu?
Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên thăm khám tại các địa chỉ uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại và chế độ chăm sóc tốt.
Hợp tác với Bệnh viện Bạch Mai, Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ điều trị trào ngược dạ dày – thực quản uy tín, nhận được sự đánh giá cao của đông đảo người bệnh.
Tại đây, bệnh nhân sẽ được khám và điều trị trào ngược dạ dày – thực quản với các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Các bác sĩ từng công tác tại các bệnh viện lớn, là nguyên trưởng khoa Bệnh viện Bạch Mai & Bệnh viện E:
- Tiến sĩ, bác sĩ CKII Nội tiêu hóa Phạm Thị Bình – Nguyên Trưởng khoa TDCN Bệnh viện Bạch Mai
- Bác sĩ Chuyên khoa II. Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Bệnh viện E.
Cùng nhiều các bác sĩ giàu kinh nghiệm khác.
Bên cạnh việc điều trị y tế, người bệnh còn được hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống, sinh hoạt để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, nhanh thoát khỏi bệnh.
Đặc biệt bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm điều trị mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề chi phí.