Vậy gãy xương đòn có tập tạ được không?
Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh có công dụng gắn tay vào thân mình. Xương có đặc thù dễ gãy khi xảy ra chấn thương, tai nạn. Lúc này, người bệnh cần được điều trị, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, vận động phù hợp để sớm hồi phục.
Khi bị gãy xương đòn, người bệnh không được tập tạ bởi dễ làm ảnh hưởng đến quá trình liền xương, khiến xương di lệch tăng nguy cơ biến chứng. Vì vậy, chỉ khi nào xương đã liền lại, người bệnh mới có thể bắt đầu tập luyện. Chú ý nên nâng tạ nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ, không nên tập nặng ngay để không ảnh hưởng đến xương khớp do lâu ngày không hoạt động.

Người bệnh gãy xương đòn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe như đi bộ
Để xương đòn mau liền, chế độ ăn uống của người bệnh đóng vai trò khá quan trọng, giúp bổ sung dưỡng chất cho xương, năng lượng cho toàn cơ thể.
Người bệnh gãy xương đòn nên ăn gì?
Bị gãy xương đòn nên ăn gì? Thực phẩm giàu canxi, magie: Đây là hai chất quan trọng góp phần tạo nên xương mới giúp xương liền nhanh. Các thực phẩm giàu canxi và magie bao gồm cá hồi, cá trích, cá chép, vừng, sữa, cải bắp…
Thực phẩm giàu kẽm: Có công dụng thúc đẩy vitamin D hoạt động tốt hơn, kẽm rất cần thiết trong quá trình hồi phục của người bệnh gãy xương đòn. Nên ăn các loại hạt bí ngô, hương dương, cá biển, hải sản… để bổ sung kẽm cho cơ thể.
Acid folic và vitamin B6: Nhóm chất này cần cho quá trình hình thành khung xương chắc khỏe. Ăn nhiều thịt bò, cá thu, tôm, khoai tây, chuối… giúp cung cấp các chất này.
Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế trà đặc, nước ngọt, rượu bia trong giai đoạn này để không cản trở quá trình tạo xương. Tập luyện, vận động vừa phải, không mang vác vật nặng bên tay bị gãy xương đòn giúp hạn chế xương di lệch và giảm thiểu biến chứng.
Nếu còn thắc mắc nào ngoài gãy xương đòn có tập tạ được không, vui lòng liên hệ Bệnh viện Thu Cúc theo tổng đài 1900 55 88 92 để được tư vấn cụ thể.
>> Tìm hiểu thêm thông tin về gãy xương đòn đeo đai số 8 bao lâu tại https://benhvienthucuc.com/