Hội chứng tiền đình ngày càng phổ biến do môi trường sống ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt, thực phẩm nhiễm độc, tâm lý căng thẳng… Người ở tuổi trung niên, người già, phụ nữ tiền mãn kinh, người lao động trí óc thường dễ mắc bệnh này. Khám lâm sàng hội chứng tiền đình là khâu rất quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Khám lâm sàng hội chứng tiền đình là khâu rất quan trọng giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Khám lâm sàng hội chứng tiền đình gồm những gì?
Người gặp biểu hiện rối loạn tiền đình cần sớm đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được nhận định đúng nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Trong khâu khám lâm sàng hội chứng tiền đình, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân. Nếu người bệnh có các vấn đề về sức khỏe như: huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình. Các bệnh lý vừa nêu là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng tiền đình.

Tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8.
Bên cạnh đó, tình trạng căng thẳng thần kinh (stress) cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. Bác sĩ sẽ cần người bệnh cung cấp thông tin về công việc, các vấn đề gặp phải trong cuộc sống có thể gây áp lực tinh thần. Hội chứng tiền đình còn là hậu quả của một số bệnh lý liên quan trực tiếp đến thần kinh như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, …Trường hợp này cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cho biết về môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Nếu các vấn đề này bất ổn (môi trường không lành mạnh như ô nhiễm tiếng ồn, cơ thể nhiễm độc, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích) cũng là tác nhân gây bệnh.
Khi nào cần khám lâm sàng hội chứng tiền đình?
Anh Ngô Văn Đức, 34 tuổi, nhân viên phòng kế hoạch một công ty phần mềm, đã phải sống chung với những cơn chóng mặt kèm buồn nôn dữ dội cả năm trời nay. “Tôi thường xuyên bị mất ngủ, kém ăn vì bị những cơn chóng mặt và buồn nôn hành hạ, những lúc thời tiết thay đổi bệnh càng nặng hơn”, anh Đức cho biết.

Tại bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước khám, trong đó có khâu khám lâm sàng hội chứng tiền đình
Các biểu hiện như mất ngủ kéo dài, kém ăn, chóng mặt và buồn nôn. Thậm chí nôn mửa nhiều, đặc biệt những biểu hiện này càng tăng thêm khi thay đổi thời tiết, đi lại bằng ô tô…Đây chính là những dấu hiệu cho thấy người bệnh có khả năng cao đã mắc hội chứng tiền đình. Lúc này, người bệnh cần đi khám sớm. Tại bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh, bác sĩ sẽ tiến hành các bước khám, trong đó có khâu khám lâm sàng.
Nếu không thăm khám kịp thời, hoặc điều trị sai cách, không những bệnh không khỏi, kéo dài, mà thậm chí ngày càng nặng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, gây ra chứng điếc và các rối loạn giao tiếp. Người bệnh thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng, đau đầu, chân tay run rẩy, trầm cảm, suy yếu. Khả năng dẫn đến các bệnh lý hiểm nghèo rất cao. Chứng chóng mặt còn dễ làm người bệnh té ngã, gây tai nạn khi lái xe, có thể ảnh hưởng đến tính mạng…
Đọc thêm:
> Bị rối loạn tiền đình nên ăn gì