Chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy là hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra liên tục và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh khác nhau. Vậy, nguyên nhân chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy là gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy
Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy. Dưới đây là những nguyên nhân gây chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy thường gặp:
-Hạ huyết áp tạm thời: Khi đứng lên đột ngột, lực hấp dẫn kéo máu về phía bàn chân khiến huyết áp bị hạ tạm thời. Để bù đắp, nhịp tim tăng lên và các mạch máu thắt chặt lại. Nếu cơ thể trở về huyết áp bình thường đủ nhanh, chúng ta sẽ không thấy mệt hay bất cứ vấn đề gì bất thường. Nhưng, nếu mạch máu giãn nhiều, quá trình trên sẽ bị trì hoãn khiến lượng máu tới não giảm và sẽ khiến chúng ta có cảm giác chóng mặt hoa mắt.
-Bị bệnh huyết áp thấp và tác dụng phụ của thuốc huyết áp thấp: Người bị bệnh huyết áp thấp và dùng thuốc huyết áp thấp trong thời gian dài sẽ thường xuyên bị chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy.
-Cơ thể mất nước: Cơ thể mất nước khiến lượng đường huyết giảm mạnh làm xuất hiện cảm giác hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống.
-Cơn đột quỵ thoáng qua: Hoa mắt, chóng mặt kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn là biểu hiện của đột quỵ, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
>> Tìm hiểu: Khám bệnh tim mạch ở đâu tốt nhất?
-Thiếu máu: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy.
-Hạ đường huyết
-Mắc bệnh Meniere: Những người trong độ tuổi từ 40-50 có nhiều khả năng dễ phát triển bệnh rối loạn tai trong. Ngoài bị hoa mắt chóng mặt, bệnh nhân còn xuất hiện cả tình trạng ù tai, thính lực giảm, hoặc một cảm giác áp lực đau trong tai, có cảm giác buồn nôn.
-BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo), là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, do tích tụ các mảng tiểu cầu bên tai trong.
Làm gì khi bị chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy?
Như đã nói ở trên, hoa mắt chóng mặt khi đứng dậy là hiện tượng bình thường, ai cũng có thể gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng hoa mắt chóng mặt kéo dài cần chủ động đi khám để tìm nguyên nhân, từ đó có biện pháp khắc phục sớm, tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe. Nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao hợp lý giúp tăng cường sức khỏe.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về nguyên nhân chóng mặt hoa mắt khi đứng dậy, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.
Xem thêm:
> Huyết áp bình thường là bao nhiêu?