Giun chui ống mật là một tai biến của giun đũa ở đường ruột gây nên. Khi bị giun chui ống mật, người bệnh sẽ bị những cơn đau bụng dữ dội. Nguy hiểm hơn, giun chui ống mật nếu không được xử lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây đề cập đến những biến chứng của giun chui ống mật.
Giun chui ống mật là tình trạng hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đa số những trường hợp giun chui ống mật đều có tiền sử nhiễm giun đường tiêu hóa. Người bệnh thường đi đại tiện ra giun, nôn ra giun, có trứng giun trong phân…
Các bác sĩ cho biết, giun từ ruột lên tá tràng, chui qua cơ vòng Oddi để vào trong ống mật chủ và các đường mật trong gan. Giun vào đường mật có thể sống và tồn tại ở đó một thời gian. Khi giun chết để lại xác không tiêu tại mật và là cơ sở của sự hình thành sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, khởi đầu của áp-xe gan do giun và các biến chứng của nó.
>> Đọc thêm: Giun chui ống mật có nguy hiểm không
Giun chui ống mật gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, tiến triển cấp tính hoặc mạn tính
-Thể cấp tính tiến triển nhanh thường gặp ở trẻ em. Theo đó, người bệnh cùng một lúc có thể gặp những tổn thương của cả ống mật, túi mật và gan ở những mức độ khác nhau.
-Thể mạn tính gặp ở lứa tuổi lớn hơn và ở người lớn, diễn biến chậm hơn và di chứng kéo dài nhiều năm.
Khi bị giun chui ống mật, người bệnh sẽ bị những cơn đau bụng dữ dội, đột ngột, nôn nhiều và nôn ra giun, không thể ăn uống và ngủ nghỉ được, cơ thể gầy, sút cân nhanh chóng, sốt cao, viêm đường mật, môi khô, lưới bẩn…
Giun chui lên ống mật đơn thuần dẫn đến viêm nhiễm đường mật, áp-xe gan, sỏi ống mật và sỏi trong gan, phì đại – xơ hóa gan. Bên cạnh đó là các biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như: Áp-xe phổi, đường mật và dưới cơ hoành; chảy máu đường mật, viêm phúc mạc, viêm mủ màng phổi; phù tụy cấp và viêm tụy cấp do giun; viêm mủ màng tim (hiếm gặp). Chính vì thế, khi bị giun chui ống mật không thể chủ quan mà cần nhập viện để được thăm khám và can thiệp y tế kịp thời.

Giun chui lên ống mật đơn thuần dẫn đến viêm nhiễm đường mật, áp-xe gan, sỏi ống mật và sỏi trong gan, phì đại – xơ hóa gan.
Bệnh lý giun chui ống mật có thể điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc tẩy giun, thuốc giãn cơ Oddi, dùng thuốc lợi mật, kháng sinh. Với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa, mở ống mật chủ lấy giun và dẫn lưu, dẫn lưu ổ áp-xe, cắt túi mật, mở tá tràng.
Lưu ý: Việc điều trị giun chui ống mật cần được tiến hành ở các cơ sở y tế uy tín, chất lượng, bác sĩ cho chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm. Có thể phòng ngừa giun chui ống mật bằng cách tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, nâng cao thể trạng và khám sức khỏe định kỳ. Khi nghi ngờ có dấu hiệu của giun cần đi khám sớm.
…
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về biến chứng của giun chui ống mật, bạn đọc vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288 để được tư vấn giải đáp chi tiết.