Các bệnh lý liên quan tới phổi (bệnh hô hấp) rất phổ biến. Để chẩn đoán các bệnh này, người bệnh cần được chụp X-quang phổi cùng với các khâu khám khác. Kỹ thuật chụp X-quang tim phổi góp phần quan trọng trong điều trị bệnh hô hấp. Tuy nhiên, quy trình chụp X-quang phổi như thế nào là điều còn nhiều người chưa biết rõ.

Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân chụp X-quang phổi để chẩn đoán bệnh khi người đó có các biểu hiện: đau ngực, sốt, ho dai dẳng, khó thở,…
Quy trình chụp X-quang phổi
Chụp X-quang giúp chẩn đoán chính xác các bệnh, với quy trình cơ bản như sau:
– Chụp X-quang được thực hiện trong 1 phòng đặc biệt với bóng di chuyển được gắn vào cần kim loại lớn.
– Người bệnh đứng cạnh 1 tấm chứa phim X-quang bên trong hoặc 1 đầu thu đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh vào máy tính.
– Kỹ thuật viên chụp X-quang sẽ hướng dẫn cho người bệnh cách đứng để chụp. Người bệnh có thể được yêu cầu di chuyển theo những vị trí khác nhau hoặc các góc độ để có điểm từ phía trước và hai bên ngực.
– Người bệnh cần nín thở khi chụp để tăng độ nét của hình ảnh X-quang.
– Trong quá trình chụp, người bệnh giơ cánh tay lên hoặc đưa sang hai bên và đẩy vai về phía trước. Người bệnh cần hít một hơi sâu và nín thở trong vài giây trong khi hình ảnh X-quang được thực hiện. Giữ hơi thở sau khi hít vào sẽ giúp tim và phổi hiển thị rõ ràng hơn trên ảnh. Chụp X-quang không gây bất cứ cảm giác nào. Trường hợp tư thế đứng gặp khó khăn, có thể chụp X-quang trong tư thế ngồi hoặc nằm.
– Khi đã có hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ xem xét, phân tích hình ảnh, tìm kiếm manh mối có thể chứng minh dấu hiệu bệnh ung thư, viêm phổi hoặc các vấn đề về phổi khác. Từ đó có thể chẩn đoán bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả chẩn đoán cũng như những phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm các xét nghiệm hoặc biện pháp khác nếu cần thiết.

Quy trình chụp X-quang phổi tại bệnh viện Thu Cúc cho thấy tính chuyên nghiệp, hiệu quả cao
Khi nào cần chụp X-quang phổi?
Bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân chụp X-quang phổi để chẩn đoán bệnh khi người đó có các biểu hiện: đau ngực, sốt, ho dai dẳng, khó thở,…Khi đó, người bệnh được chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán các bệnh:
– Ung thư phổi. viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Tràn khí thành ngực
– Chấn thương ngực có nguy cơ gãy xương sườn
– Dập phổi
– Bệnh lý tim mạch.

Quy trình chụp X-quang phổi như thế nào là điều còn nhiều người chưa biết rõ.
Cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang phổi?
– Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi vấn có thai cần báo trước với bác sĩ để xác nhận và không nên chụp X-quang.
– Trước khi vào phòng chụp X-quang, người bệnh cần tháo bỏ những vật bằng kim loại trên người như dây chuyền, kính mắt,…;
– Thông báo với bác sỹ tiền sử mổ như thay van tim hoặc máy tạo nhịp,…;
– Trước khi chụp, bệnh nhân phải cởi toàn bộ áo trong áo ngoài và mặc áo của bệnh viện.
Đọc thêm:
> Chụp x quang có ảnh hưởng gì không
> Chụp x quang răng tại bệnh viện thu cúc