Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Bệnh nhân ung thư phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Đạm: Các thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, thịt gia cầm… sẽ cung cấp các loại axit amin cần thiết nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.
- Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ.
- Chất béo: Trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh ung thư cần phải có một hàm lượng chất béo nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
- Rau quả: Giúp cung cấp các loại vitamin rất tốt cho cơ thể người bệnh ung thư. Vì thế người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như cà chua, cà rốt, đậu Hà Lan, bí ngô và rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ và cải bắp… Các loại trái cây cũng rất tốt cho người bệnh như cam, chuối, kiwi, đào, lê và dâu tây c
Bên cạnh những thực phẩm người bệnh nên ăn hàng ngày thì cũng có một số thực phẩm cần tránh để bệnh ung thư không tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
- Thực phẩm chiên nướng vì được chế biến dưới nhiệt độ cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh ung thư.
- Ăn nhiều muối, đường và các thực phẩm chứa nhiều dầu
- Hạn chế các loại thịt đỏ và thịt chế biến như thịt xông khói, xúc xích…
- Tránh những thực phẩm lên men như dưa, cà muối… vì chúng có chứa nitri gây ra ung thư.
- Hạn chế rượu bia, các loại đồ uống có ga
Lưu ý trong ăn uống của người bệnh ung thư
Trong quá trinh điều trị ung thư, tùy vào bệnh lý cụ thể của mỗi người mà người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới việc quá trình ăn uống của người bệnh. Do đó, cần đảm bảo thực đơn dinh dưỡng phù hợp, cân bằng. Đồng thời khuyến khích người bệnh chịu khó ăn uống để nâng cao sức khỏe, chống lại bệnh tật.
- Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp người bệnh dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng hơn.
- Thực phẩm nên được chế biến chín kỹ, mềm lỏng, dễ tiêu hóa
- Uống nhiều nước nhằm hạn chế táo bón và những vấn đề ở đường ruột
- Nên nghỉ ngơi sau khi ăn xong, hạn chế vận động quá sức, chú ý tĩnh dưỡng và vận động hợp lý, nhẹ nhàng
- Cần giữa tâm lý thoải mái, tránh lo âu, sợ hãi với bệnh tật mà ảnh hưởng tới sức khỏe, gây tâm lý không muốn ăn, chán nản, buồn phiền. Người nhà cần động viên, khuyến khích người bệnh ăn uống theo sở thích, thay đổi thực đơn hàng ngày để kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn, muốn ăn.
Để tìm hiểu thêm thông tin về thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, mời độc giả liên hệ theo số điện thoại 1900 558896 hoặc hotline 0904 97 0909 để được hỗ trợ tốt nhất.