1. Tìm hiểu về phương pháp Sinh thường
Sinh thường là quá trình sinh nở theo diễn biến tự nhiên có nhiều lợi ích. Theo các bác sĩ sản khoa đầu ngành, các mẹ bầu nên chọn phương pháp sinh thường nếu sức khỏe của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại.
1.1. Đối với mẹ
– Đem lại cho mẹ cảm nhận những diễn biến trong cơ thể khi đón con chào đời
– Ít đau hơn, thời gian hồi phục nhanh nên mẹ bầu chóng khỏe và chăm sóc con yêu sớm
– Sản dịch sau khi sinh thoát ra tốt hơn nên ít bị viêm nội mạc tử cung
– Có thể ăn uống thoải mái hơn, không cần phải kiêng khem nhiều
– Không phải mang vết mổ trên thành bụng nên mang tính thẩm mỹ cao hơn
1.2. Đối với bé
– Hệ hô hấp của trẻ tốt hơn so với trẻ sinh mổ
– Được bú sữa non sớm
– Được gần gũi mẹ sớm tốt hơn cho sự phát triển về thể chất và cảm xúc của bé yêu

Sinh thường giúp bé được gần gũi mẹ sớm tốt hơn cho sự phát triển về thể chất và cảm xúc
1.3. Quá trình sinh thường lúc mẹ bầu vượt cạn
– Giai đoạn 1: Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút đối với mẹ bầu sinh con lần đầu và rút ngắn những lần sau. Lúc này cơ thể mẹ sẽ thấy những cơn co thắt dữ dội cách nhau 1-4 phút kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi. Khi đó đầu bé di chuyển đến gần cửa âm đạo hơn cho đến khi có tể nhìn thấy chỗ phình ra đè vào đáy xương chậu.
– Giai đoạn 2: Khi thấy đầu em bé, bác sĩ sẽ bảo mẹ ngừng rặn để chờ cổ tử cung mở rộng hoàn toàn. Nếu mẹ rặn mạnh bé ra nhanh sẽ gây tổn thương cho cơ thể mẹ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 90 – 120 phút đối với lần sinh đầu tiên và rút ngắn đối với các lần tiếp theo. Mẹ sẽ thấy các cơn đau ở cửa âm đạo, các bác sĩ có thể đẩy nhanh quá trình này bằng cách rạch tầng sinh môn.
– Giai đoạn 3: Lúc này bác sĩ sẽ yêu cần mẹ rặn nhiều hơn để bé chui ra. Khi ra khỏi cơ thể mẹ, mặt bé úp xuống. Bác sĩ kiểm tra xem cổ bé có bị dây rốn quấn quanh hay không. Nếu có thì hộ sinh sẽ lồng trượt qua đầu bé khi thân được đỡ ra. Bé tiếp tục xoay đầu sang một bên thẳng hàng với vai. Sau đó bác sĩ lau lần lượt mắt, mũi, miệng, nếu cần bác sĩ hút thêm chất lỏng nằm trong đường hô hấp trên của bé.
– Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này thân bé sẽ trượt ra ngoài. Bác sĩ hộ sinh đặt bé lên bụng mẹ còn nguyên dây rốn để bé được chạm và tận hưởng hơi ấm đầu tiên từ mẹ. Khi ra khỏi bụng mẹ bé sẽ bắt đầu cất tiếng khóc chào đời và hệ hô hấp đi vào hoạt động. Tiếp theo bác sĩ sẽ cắt dây rốn, kết thúc hành trình 9 tháng ngọt ngào sống trong bụng mẹ và bắt đầu một hành trình mới.

Thời gian sinh thường hầu như sẽ kéo dài hơn thời gian sinh mổ
2. tìm hiểu về phương pháp Sinh mổ
Sinh mổ là phương pháp được áp dụng trong trường hợp mẹ bầu có khung chậu nhỏ, thai nhi phát triển bất thường, có vấn đề về sức khỏe… khi đó mẹ sẽ được bác sĩ chỉ định để đảm bảo an toàn.
2.1. Đối với mẹ
– Là phương pháp cứu cánh cho mẹ bầu gặp các bất thường về sức khỏe đã được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định
– Mẹ bầu không mất sức khi không phải chịu đựng cơn đau đẻ
– Sinh mổ diễn ra nhanh chóng, có kế hoạch rõ ràng và có thể lựa chọn thời gian sinh (trừ trường hợp mổ cấp cứu)
– Xử lý đồng thời được bệnh lý của mẹ như u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay triệt sản
2.2. Đối với bé
– Là phương án an toàn đối với những trường hợp thai nhi bất thường hoặc gặp nguy hiểm đã được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định
– Con có thể tránh được một số bệnh lây qua đường sinh dục mẹ
Quá trình sinh mổ lúc mẹ bầu vượt cạn
– Giai đoạn 1: Khi bác sĩ tiến hành gây tê hoàn tất và phần dưới cơ thể tê liệt hoàn toàn thì sinh mổ bắt đầu. Lúc này phần bụng mẹ bầu được thấm gạc có chất khử trùng, sau đó bác sĩ tạo một vết rạch ngang nhỏ ở da phía trên xương mu. Khi đến cơ bụng thì bác sĩ sẽ tách vết mổ ra và mở rộng để phần bên dưới mở ra.
– Giai đoạn 2: Tới tử cung của mẹ bầu, bác sĩ rạch thêm vết ngang ở phần dưới gọi là vết mổ ngang thấp.

Phương pháp sinh mổ được chỉ định khi mẹ bầu hoặc thai nhi có bất thường
2.3. Quá trình sinh mổ lúc mẹ bầu vượt cạn
Ở các trường hợp nếu bé còn quá non nớt và phần dưới của tử cung chưa đủ mỏng để rạch ngang thì bác sĩ sẽ rạch đường dọc tử cung hay còn gọi là vết rạch “cổ điển”.
– Giai đoạn 3: Bác sĩ đưa tay vào trong và kéo bé ra bên ngoài. Nếu mẹ háo hức được trông thấy sự chào đời của con hãy yêu cầu bác sĩ hạ tấm che để nhìn thấy khoảnh khắc bé yêu chào đời.
– Giai đoạn 4: Mũi và miệng bé được hút dịch sau đó, lúc đó bé bắt đầu cất tiếng khóc đầu tiên, dây rốn được cắt và mẹ được nhìn lướt qua đứa con vừa chào đời của mình. Lúc này bác sĩ đưa nhau thai ra ngoài và tiến hành khâu vết mổ lại theo các lớp từ trong ra ngoài. Chỉ khâu được sử dụng là chỉ tự tiêu, thời gian khâu mất khoảng 30 phút.