Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất, bệnh gây ra các cơn đau cấp tính, mãn tính và hạn chế vận động của người bệnh.
Bệnh thoái hóa ở khớp gối là 1 trong 3 loại thoái hóa thường gặp nhất. Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi với tỉ lệ: trên 12% số người trên 60 tuổi và trên 6% số người lớn từ trên 30 tuổi.

Bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân phổ biến nhất của thoái hóa khớp là tuổi tác. Tuổi càng cao, khả năng vận động, chức năng sụn khớp suy giảm, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Cân nặng: trọng lượng làm tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối. Tăng thêm 1 pound cân nặng, đồng nghĩa với tăng thêm 3 đến 4 pound trọng lượng lên trên đầu gối.
- Di truyền: một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối. Nó cũng có thể là do bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối.
- Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối hơn nam giới.
- Chấn thương lặp đi lặp lại: những người có đặc thù công việc như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng tạ nặng (55 pounds trở lên), có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp gối do áp lực liên tục lên khớp .
- Điền kinh: các vận động viên tham gia đá bóng, tennis hoặc chạy đường dài có thể có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn. Do vậy mà những người này nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tập thể dục vừa phải thường xuyên giúp củng cố các khớp và có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp.
- Bệnh khác: các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa như quá tải sắt hoặc hormone tăng trưởng dư thừa cũng có nguy cơ thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
- Cơn đau tăng lên khi hoạt động và đỡ hơn một chút khi nghỉ ngơi
- Sưng
- Cảm giác nóng khớp
- Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi bạn đã ngồi được một lúc
- Giảm khả năng vận động của đầu gối, gây khó khăn cho việc ra vào ghế hoặc xe hơi, sử dụng cầu thang hoặc đi bộ
- Tiếng lục khục trong khớp khi di chuyển
Điều trị thoái hóa khớp gối
Mục tiêu chính của điều trị thoái hóa khớp gối là giảm đau và giúp người bệnh có thể vận động trở lại. Kế hoạch điều trị thường bao gồm sự phối hợp của nhiều phương pháp:
- Giảm cân: với những người béo phì và thừa cân thì chỉ cần một lượng nhỏ trọng lượng cũng có thể làm giảm đáng kể những cơn đau do thoái hóa khớp

Tiêm corticosteroid hoặc chất nhờn axit hyaluronic vào đầu gối
- Tập thể dục: tăng cường vận động các cơ bắp quanh đầu gối giúp khớp ổn định hơn và giảm đau.
- Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm: bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen natri… hoặc các thuốc chống viêm.
- Tiêm corticosteroid hoặc chất nhờn axit hyaluronic vào đầu gối. Steroid là thuốc chống viêm mạnh. Hyaluronic acid thường có trong các khớp như một loại chất lỏng bôi trơn. Tiêm HA giúp khớp trơn, giảm đau và dễ dàng vận động.
- Phương pháp điều trị thay thế: các loại kem bôi với capsaicin , châm cứu hoặc bổ sung glucosamine và chondroitin hoặc SAMe… cũng có hiệu quả
- Vật lý trị liệu hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như nẹp
- Phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, phẫu thuật có thể là một lựa chọn tốt.