Giang mai là một bệnh xã hội tổn hại đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Đối tượng mắc bệnh có ở cả nam và nữ. Riêng triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới thông tin sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ nhất.
– Do quan hệ tình dục không an toàn: Đây là con đường lây nhiễm bệnh phổ biến nhất. Sở dĩ, quan hệ tình dục bị lây nhiễm là vì lớp da niêm mạc ở bộ phận sinh dục mỏng, các mạch máu nhiều, khi giao hợp thì cọ xát gây ra những tổn thương nhẹ, là điều kiện thuận lợi để xoắn khuẩn giang mai xâm nhập cơ thể và gây bệnh.
– Lây qua đường máu: Người bệnh không biết vẫn đi hiến máu, người nhận truyền máu của những người bị bệnh giang mai sẽ bị lây bệnh, hoặc cũng có thể lây bệnh do dùng chung kim tiêm chung với người bệnh.
– Lây từ mẹ sang con: Người mẹ bị bệnh giang mai khi mang thai sẽ lây sang con qua nhau thai, và dây rốn khiến trẻ bị giang mai bẩm sinh.
Ngoài ra, giang mai còn lây qua một số con đường khác như qua nước bọt, qua dịch, qua bú sữa của bệnh nhân mắc giang mai. Dùng chung các dụng cụ cá nhân với người bệnh như khăn mặt, đồ lót, dao cạo râu, bồn tắm, bồn vệ sinh… cũng có thể lây nhiễm bệnh.
– Giai đoạn 1: Đây gọi là giai đoạn săng giang mai, xuất hiện khi tiếp xúc với mầm bệnh giang mai từ 2-4 tuần. Trong thời gian này, ở nam giới, tổn thương sẽ xuất hiện ở rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, hậu môn, và cả ở miệng.
Những tổn thương của bệnh thường là nốt ban lan rộng, hình thành vết loét bên trong khoảng 1-2 cm, bề mặt thường loét.
– Giai đoạn 2: Xuất hiện sau khi trải qua giai đoạn săng giang mai với những triệu chứng như:
+ Đau đầu.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Đau khớp.
+ Sốt.
+ Chán ăn.
+ Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
+ Ở vùng niêm mạc da có các nốt ban hình cánh hoa hồng, mụn mủ, nổi ban ở vùng niêm mạc môi, quy đầu.
+ Rụng tóc, rụng lông cũng là một biểu hiện có thể gặp ở giai đoạn này.
Trong giai đoạn này, bệnh có khả năng lây rất cao.
– Giai đoạn 3: Xảy ra sau 3 -15 năm từ những triệu chứng của giai đoạn 1 và 2 và được chia thành những hình thức khác nhau: như giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, củ giang mai. Ở giai đoạn này bệnh không có khả năng lây nhiễm nữa.
Việc điều trị cần thực hiện sớm càng tốt để mang lại hiệu quả cao. Cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Sau khi điều trị cần tái khám định kỳ, để bác sĩ theo dõi chính xác.
Để phòng bệnh giang mai nam giới cần:
– Có quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng, không nên có quan hệ tình dục bừa bãi.
– Tránh tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh.
– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao và có chế độ dinh dưỡng thích hợp để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Triệu chứng của bệnh giang mai ở nam giới thế nào? Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc chắc chắn đã có được những kiến thức hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ bệnh viện Thu Cúc tổng đài 1900 55 88 92 để được giải đáp miễn phí.