Thống kê về số ca mắc bệnh ung thư cho thấy, tỷ lệ ca được chẩn đoán ung thư cổ tử cung ở nữ giới Việt Nam vẫn không ngừng tăng. Năm 2000, cả nước chỉ có khoảng 5 nghìn ca mắc bệnh thì số ca mắc năm 2010 đã tăng lên 10 nghìn ca. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 17 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư này.
Ung thư cổ tử cung là bệnh gì? Ung thư cổ tử cung bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung, lộ vào trong âm đạo. Đây là một trong những bệnh ung thư ảnh hưởng lớn nhất đến cơ quan sinh sản ở nữ giới.
Ung thư cổ tử cung có 5 giai đoạn phát triển, phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư càng cao. Ở giai đoạn sớm nhất, khi khối u có kích thước rất nhỏ và giới hạn trong cổ tử cung, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư có thể lên tới trên 90%.
Nhiều nữ giới băn khoăn không biết ung thư cổ tử cung là bệnh gì do chưa biết được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ác tính này.
HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. HPV được chia làm hai nhóm chính là HPV nguy cơ thấp có khả năng gây u nhú, mụn cóc hậu môn sinh dục và nhóm HPV nguy cơ cao, có liên quan đến nhiều bệnh ung thư trong đó có ung thư cổ tử cung. Khoảng 90% nữ giới mắc ung thư cổ tử cung có sự xuất hiện của loại vi rút này.
HPV có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin HPV. Vắc xin HPV được khuyến khích tiêm cho nữ giới 9 – 26 tuổi.
Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Sinh nhiều con, sinh con ở độ tuổi còn quá trẻ
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung…
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu ít có biểu hiện, dễ bị bỏ qua. Một số triệu chứng có thể gặp ở giai đoạn ung thư tiến triển là:
- Chảy máu âm đạo bất thường, chảy máu giữa các kì kinh, sau mãn kinh
- Đau khi quan hệ
- Đau vùng xương chậu
- Xuất hiện dịch âm đạo bất thường, dịch có màu lạ, mùi hôi rất khó chịu
Ở giai đoạn ung thư tiến triển và di căn đến các bộ phận ở xa, bệnh nhân còn có nhiều biểu hiện phức tạp hơn như đau xương, đau tức ngực, khó thở, chướng bụng, sưng bụng…
Xét nghiệm ung thư cổ tử cung thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Trong số các xét nghiệm khám sàng lọc ung thư cổ tử cung thì xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV là rất quan trọng. Ngoài ra, trong quá trình xét nghiệm có biểu hiện nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp khác như soi cổ tử cung, âm đạo…

Xét nghiệm Pap smear là xét giúp bác sĩ tìm những bất thường khi các tế bào loạn sản tồn tài ở lớp ngoài cổ tử cung
Xét nghiệm Pap smear là xét giúp bác sĩ tìm những bất thường khi các tế bào loạn sản tồn tài ở lớp ngoài cổ tử cung. Cách thức thực hiện rất đơn giản, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ mỏ vịt vào bên trong âm đạo và dùng thiết bị chuyên dụng để lấy mẫu tế bào, đem xét nghiệm và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện dấu ấn tiền ung thư hay một số bệnh lý phụ khoa khác.
Xét nghiệm HPV xác định được loại HPV lây nhiễm.
Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Để thuận tiện cho người bệnh, bệnh viện cũng xây dựng gói sàng lọc ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. (Chi tiết gói khám: Tại đây)
Để đăng kí khám hoặc tìm hiểu thêm về ung thư cổ tử cung là bệnh gì. Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Ung thư cổ tử cung lây qua đường nào?