Ung thư cổ tử cung ở lứa tuổi nào?
Ung thư cổ tử cung chỉ đứng sau ung thư vú về tỷ lệ mắc bệnh lý phụ khoa ác tính. Năm 2000, số ca mắc ung thư cổ tử chỉ khoảng 6 nghìn người thì năm 2010 số lượng ca mắc đã tăng lên 12 nghìn người. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020 sẽ có khoảng gần 20 nghìn nữ giới phải sống chung với căn bệnh này.
Ung thư cổ tử cung ở lứa tuổi nào? Bệnh ung thư cổ tử cung thường xảy ra ở độ tuổi 40 – 60 và phổ biến nhất ở độ tuổi 50 – 55 tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng phổ biến ở những phụ nữ trẻ do nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh khác.
Ngoài vi rút HPV thì hút thuốc lá, béo phì, lạm dụng thuốc tránh thai, tiền sử gia đình có người mắc bệnh… được coi là những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Vi rút HPV (Human Papillomavirus): là vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục. Đây là một trong những nguyên nhân chính có liên quan đến khoảng 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung. HPV được chia thành 2 nhóm là HPV nguy cơ thấp và nhóm HPV nguy cơ cao. Trong đó, HPV 16 và HPV 18 là nguy hiểm hơn cả. Không chỉ liên quan đến ung thư cổ tử cung, nhóm nguy cơ HPV còn liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác như ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ…
- Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá (kể cả chủ động hay bị động) có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn 2 lần so với người bình thường.
- Suy giảm hệ miễn dịch: những người nhiễm HIV, AIDS dễ làm vi rút HPV xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh ung thư cổ tử cung.
- Chế độ ăn uống không khoa học: chế độ ăn ít rau củ, hoa quả tươi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Béo phì: nữ giới thừa cân dễ mắc ung thư cổ tử cung biểu mô hơn những người bình thường.
- Sinh con thứ 3 : phụ nữ mang thai nhiều lần làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra là sự thay đổi hoóc môn trong thời kì này dễ làm nữ giới nhiễm vi rút HPV – yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nữ giới sinh con ở độ tuổi trước 17 có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 2 lần so với người bình thường.
- Lạm dụng thuốc tránh thai: sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ giảm sau khi ngừng thuốc và trở lại bình thường sau khoảng 10 năm.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: nếu mẹ/ chị gái trong gia đình mắc ung thư cổ tử cung thì con/ em gái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Luôn đồng hành cùng sức khỏe của mọi chị em phụ nữ trong cuộc chiến chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị bệnh. Trực tiếp điều trị ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS See Hui Ti, bác sĩ ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ giới.
Để đặt lịch khám, điều trị hoặc nhận thêm thông tin tư vấn trực tiếp về ung thư cổ tử cung ở lứa tuổi nào, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Đọc thêm:
> Ung thư cổ tử cung có mấy giai đoạn
> Tầm soát ung thư cổ tử cung tại bệnh viện thu cúc
> Khám ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền