Có một số người khi đi xét nghiệm nước tiểu đã nhận được kết quả nước tiểu có hồng cầu. Tuy nhiên nhiều người trong số họ chưa hiểu xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu là bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cụ thể về vấn đề này.

Còn nhiều người chưa hiểu xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu là bệnh gì?
Xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu là bệnh gì?
Nước tiểu có hồng cầu nghĩa là có lẫn máu trong đó. Khi kết quả xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu, người được xét nghiệm có thể mắc các chứng bệnh sau:
– Nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng thận.
– Sỏi bàng quang hay sỏi thận.
– Một số bệnh liên quan đến thận như nhiễm viêm vi cầu thận.
– Phì đại tuyến tiền liệt (có thể là tăng sinh lành tính, cũng có thể là ung thư).
– Những bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, và bệnh nang thận.
– Khối u trong bàng quang, thận hay tuyến tiền liệt.
– Tổn thương thận do tai nạn hay chơi thể thao.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu còn có thể do một số vấn đề khác như:
– Ảnh hưởng của một số loại thuốc như thuốc giảm đau, penicillin, heparin, cyclophosphamide và phenazopyridine.
– Ảnh hưởng của việc tập những bài thể dục cường độ mạnh, tốn nhiều sức.

Khi đi khám, các bác sĩ sẽ cho bạn biết rõ, xét nghiệm nước tiểu có hồng cầu là bệnh gì
Nghi vấn có máu trong nước tiểu cần được khám những gì?
Khi có dấu hiệu nghi vấn có lẫn máu trong nước tiểu, người bệnh cần đi khám sớm. Các khâu thăm khám, chẩn đoán bao gồm:
– Bác sĩ tìm hiểu tiền sử bệnh, hỏi bệnh nhân để tìm nguyên nhân nước tiểu lẫn máu.
– Làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể bao gồm cả việc phân tích tế bào. Qua kính hiển vi, có thể tìm thấy những tế bào bất thường trong nước tiểu.
– Có thể làm xét nghiệm máu để xác định sự tăng cao của một số chất thải chuyển hóa, cho thấy bệnh nhân mắc bệnh thận.
– Chẩn đoán hình ảnh: Bao gồm chụp CT (xác định sỏi bàng quang hay sỏi thận, khối u, những bất thường khác của bàng quang, thận, niệu quản). Siêu âm thận (tạo ra hình ảnh cấu trúc của thận). Chụp cản quang đường tiết niệu. Soi bàng quang. Làm sinh thiết (lấy mẫu mô để kiểm tra sự hiện diện của những tế bào bất thường hay tế bào ung thư). Sinh thiết thận (lấy một mẫu mô nhỏ ở thận và quan sát dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu bệnh thận).

Khi có dấu hiệu nghi vấn có lẫn máu trong nước tiểu, người bệnh cần đi khám sớm và làm các xét nghiệm.
Cách điều trị nước tiểu có hồng cầu
Sau khi xác định nguyên nhân gây tiểu có hồng cầu, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị dứt điểm nguyên nhân đó. Kết thúc điều trị, người bệnh được kiểm tra lại xem còn hồng cầu trong nước tiểu không. Trong trường hợp vẫn còn tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định thêm một số xét nghiệm, hoặc chuyển bệnh nhân sang chuyên khoa tiết niệu.
Nếu chưa tìm được nguyên nhân, bệnh nhân cần được theo dõi bằng cách tái xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra huyết áp định kì. Đặc biệt, những người trên 50 tuổi, người hay hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất… càng cần chú ý thực hiện điều này. Cứ sau từ 3 đến 6 tháng một lần nên làm các biện pháp kiểm tra trên.
Đọc thêm:
> Xét nghiệm nước tiểu viêm bàng quang
> Xét nghiệm nước tiểu có phát hiện mang thai
> Xét nghiệm nước tiểu viêm cầu thận